Chỉ khi nào chúng ta nắm tương đối vững thực thể (Indikativ), mệnh lệnh thức(Imperativ) và các thành phần cũng như vị trí của chúng trong câu mới nên nghiên cứu đến thể giả định.
Thể giả định được coi là lối nói cầu kỳ (geziert) .
Đa số là được chính trị gia, luật sư và những người ở bậc trên trong xã hội sử dụng, một phần cũng là để khẳng định đẳng cấp của họ so với số đông.
Đối với người mới học tiếng Đức nên ít sử dụng thể giả định để tránh những hiểu nhầm không cần thiết.
Khó sử dụng nhưng cũng không hẳn là khó hiểu.
Trước mắt chúng ta nên hiểu về thể giả định và nhớ những đặc tính cơ bản của chúng.
Như thế khi nghe hoặc khi đọc sách chúng ta cũng hiểu được những cái hay, cái khéo của người viết (nói). Đến một lúc nào đó tự nhiên ta cũng sử dụng được chúng.
Bản thân chữ „giả định“ cũng đã nói lên rằng đây không phải là thực thể mà chỉ là „giả sử“ thôi, tức là không có thật. Nhưng không phải lúc nào cũng „giả“ mà nhiều khi cũng được dùng để kể về „việc thật“.
Warum hat er das Fahrticket nicht gekauft?
Tại sao anh ta không mua vé tàu?
Er sagt: Er habe kein Geld dafür. // Indikativ: Er hat…
Anh ta nói: Anh ta không có tiền mua vé.
Tôi tin là đương sự không có tiền mua vé thật. Người phiên dịch chắc cũng tin nhưng anh ta vẫn dùng thể giả định I để đưa lại lời nói của đương sự trong trường hợp này và anh ta đã dịch hoàn toàn chính xác.
- Đây cũng là một chức năng quan trọng của thể giả định, dùng để đưa lại lời nói của người khác. Hoặc nói một cách khác là hay được dùng trong lối nói gián tiếp (indirekte Rede).
- Ngoài chức năng nêu trên thể giả định dùng để thể hiện phong thái lịch sự, để diễn tả những gì không có thật hoặc sẽ xảy ra dưới những điều kiện nhất định.
Phong thái lịch sự:
- Würden Sie mir helfen?
- Seien Sie so nett,…
- Möchten Sie einen Kaffee?
Không có thật tức là lối nói của mộng mơ, mong muốn, hy vọng…và giả định.
- Ich wünsche mir, ich wäre ein reicher Mann.
- Würde ich endlich im Lotto gewinnen.
Điều kiện:
- Ich hätte dir geholfen, wenn ich dabei gewesen wäre.
- Wir könnten das machen, solange wir genug Zeit dafür hätten.
Thể giả định được chia ra thể giả định I và thể giả định II (Konjunktiv I, II).
Ngoài ra còn một thể giả định tương đối dân dã, đó là Würden-Konjunktiv.
Cũng có người gọi là Konjunktiv III.
HOCTIENGDUC.DE