Ngữ pháp tiếng Đức tuy phức tạp, nhưng nhìn chung, chúng ta có thể hệ thống nó để có thể học và tiếp thu một cách dễ dàng hơn.

Ngữ pháp tiếng Đức gồm các thành phần chính sau đây:

Tính từ – Adjektive

Tính từ là các từ dùng để chỉ thuộc tính cho các sự vật, sự việc. Tính từ giúp người ta hiểu rõ một người hay vật có tính chất, đặc điểm như thế nào.

Để sử dụng thành thạo tính từ, ta phải biết rõ các quy tắc sau:

  • Chia đuôi tính từ – Adjektivdeklination.
  • So sánh – Vergleich
  • Sử dụng Partizip như tính từ – Das Partizip als Adjektiv
  • Sử dụng tính từ như danh từ – Adjektive als Nomen
  • Adjektivbildung – xây dựng tính từ

Trạng từ – Adverbien

Trạng từ là loại từ dùng để chỉ trạng thái của động từ. Trạng từ cung cấp thông tin về địa điểm, thời gian, lý do hoặc cách thức của một hành động.

Do đó, chúng được chia thành các trạng từ chỉ nơi chốn (Lokalabverbien), thời gian (Temporalabverbien), nguyên nhân (Kausaladverbien) và phương thức (Modalabverbien).

Một số trạng từ còn được dùng trong xây dựng câu, chúng được gọi là trạng từ liên kết – Konjunktionaladverbien.

Mạo từ – Artikel

  • Mạo từ đứng trước danh từ và bổ nghĩa cho danh từ đó về các thông tin sau:
  • Giới tính – Genus: maskulin (đực), feminine (cái), neutral (trung)
  • Số lượng – Numerus: singular (số ít) hay plural (số nhiều)
  • Kasus – ngôi: Nominativ, Dativ, Akkusativ hay Genitiv
  • Ngoài ra, chúng ta còn phân biệt các loại mạo từ như:
  • Bestimmten und unbestimmten Artikeln – mạo từ xác định và mạo từ không xác định
  • dem Nullartikel – mạo từ không
  • Possesivartikeln – mạo từ sở hữu
  • Negativartikel „kein“ – mạo từ phủ định

934 1 Hoc Ngu Phap Tieng Duc Theo Cach De Hieu Nhat

Danh từ – Nomen

Các danh từ hầu như luôn luôn đi cùng với mạo từ và mô tả các sinh vật, đồ vật hoặc các khái niệm trừu tượng. Danh từ trong tiếng Đức luôn phải được viết hoa chữ cái đầu tiên.

Các kiến thức cần học về danh từ:

  • Giống của danh từ – Genus
  • Cách viết số nhiều của danh từ
  • Ngôi của danh từ – Kasus
  • Chia đuôi danh từ – N-Deklination

Giới từ – Präpositionen

Giới từ thường đứng trước các danh từ hoặc đại từ mà chúng đề cập đến, nhằm mô tả mối quan hệ của các sự vật sự việc.

Có các loại giới từ sau đây:

  • Giới từ chỉ địa diểm – Lokale Präpositionen
  • Giới từ chỉ thời gian – Temporale Präpositionen
  • Giới từ chỉ cách thức – Modale Präpositionen
  • Giới từ chỉ nguyên nhân – Kausale Präpositionen

Ngoài ra, các bạn còn cần phải học các kiến thức như sau:

  • Giới từ với Dativ/ Akkusativ…
  • Giới từ kết hợp với mạo từ
  • Các trường hợp đặc biệt

Đại từ – Pronomen

Đại từ đóng vai trò như một danh từ và thường phải được chia dạng (Deklination) theo từng trường hợp.

Có các loại đại từ sau:

  • Personalpronomen – Đại từ nhân xưng
  • Possessivpronomen -Đại từ sở hữu
  • Reflexivpronomen – Đại từ phản thân
  • Relativpronomen – Đại từ quan hệ
  • Demonstrativpronomen – Đại từ chỉ định
  • Indefinitpronomen – Đại từ bất định

Cấu trúc câu – Satzbau

Cấu trúc câu trong tiếng Đức linh hoạt hơn so với nhiều ngôn ngữ khác. Nhưng bạn vẫn phải tuân thủ một số quy tắc nhất định về trật tự từ.

Cấu trúc câu trong tiếng Đức có các quy tắc sau đây:

  • Der Hauptsatz – mệnh đề chính
  • Der Nebensatz – mệnh đề phụ
  • Unterschied zw. HS und NS – phân biệt mệnh đề chính và phụ
  • Die Satzklammer – khung của câu
  • Satzbau bei Fragen – cấu trúc câu hỏi
  • Die Verneinung – câu phủ định
  • Die Konjunktionen – liên từ
  • Konjunktionaladverbien – trạng từ liên kết
  • Satzbau bei Infinitivsätzen – cấu trúc câu nguyên mẫu
  • Satzbau bei Infinitivkonstruktionen – các cấu trúc nguyên mẫu

Động từ – Verben

Động từ là những từ mô tả một hoạt động hoặc trạng thái. Các kiến thức cần học về động từ bao gồm:

  • Sein và haben
  • Động từ mạnh – Starke Verben
  • Partizip I và II
  • Động từ có thể phân tách và không thể phân tách – trennbare und untrenbare Verben
  • Modalverben
  • Các động từ đặc biệt: warden, lassen
  • Động từ phản thân – Reflexive Verben
  • Động từ trong câu cầu khiến – Imperativ
  • Der Konjunktion I và II
  • Động từ thể bị động – Passiv

Các thì – Zeitformen

Người ta phân biệt giữa các thì sau của Đức: Präsens, Perfekt, Präteritum, Plusquamperfekt, Futur 1 und Futur 2.

KHÔNG có dạng thì tiếp diễn như trong tiếng Anh.

Khánh Linh- ©HOCTIENGDUC.DE

 


HOCTIENGDUC.DE

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức