Ngữ pháp và các cấu trúc trong câu tiếng Đức có rất nhiều điểm khác biệt so với tiếng Việt và điều này khiến các bạn thường gặp rắc rối trong việc ghi nhớ và vận dụng ngữ pháp tiếng Đức một cách tốt nhất.

Bạn muốn tự học tiếng Đức nhưng mà thường gặp một vài vấn đề khó hiểu và không biết xử lý như thế nào. Những vấn đề các bạn thường gặp phải hầu hết đều về những cách sắp xếp trật tự từ trong câu tiếng Đức.

Vì nhiều yếu tố khác nhau nên ngữ pháp và các cấu trúc trong câu tiếng Đức có rất nhiều điểm khác biệt so với tiếng Việt và điều này khiến các bạn thường gặp rắc rối trong việc ghi nhớ và vận dụng ngữ pháp tiếng Đức một cách tốt nhất.

Các trật tự trong câu tiếng Đức cơ bản

Tiếng Đức được đánh giá là một trong những ngôn ngữ bất quy tắc vì các trường hợp bất quy tắc của tiếng Đức rất nhiều và không có quy tắc nào có thể hoàn toàn áp dụng trong tất cả các câu.

Cũng chính vì điều này dẫn đến khó khăn cho những người mới bắt đầu học tiếng Đức, họ sẽ thường bị nhầm lẫn và không nắm được các quy tắc, trật tự trong tiếng Đức.

Sau đây là một số trật tự câu trong những câu thông thường sẽ giúp bạn hiểu được cấu trúc câu cơ bản của tiếng Đức 

Trật tự từ trong câu tiếng Đức cơ bản: Trong một câu cơ bản thông thường thì cấu trúc gồm 2 thành phần chính cơ bản nhất là: Chủ ngữ (Subjekt) + Vị ngữ (Objekt).

934 1 Trat Tu Trong Cau Tieng Duc Ngu Phap Co Ban Nhung Nhieu Nguoi Hay Lam Sai

Và với các câu nâng cao hơn thì thường có thêm tân ngữ, bổ ngữ ở cuối câu để nhấn mạnh và giải thích rõ nghĩa hơn cho câu.

Trật tự từ trong câu xuôi và câu đảo: Một câu xuôi có cấu trúc cũng tương tự câu cơ bản bao gồm: chủ ngữvị ngữ cùng trạng ngữ ở cuối câu. Tuy nhiên thì đối với một câu đảo trong tiếng Đức thì thứ tự sẽ được đảo ngược.

Trạng từ đứng ở vị trí đầu câu tiếp đến là động từ và cuối cùng là chủ ngữ. Các câu đảo mang ý nghĩa nhấn mạnh các trạng từ ví dụ như về thời gian, nơi chốn,...

Trật tự từ trong câu phủ định: Với những câu phủ định thì ta có thể sử dụng 1 trong 2 quán từ sau: Kein và Nicht. 

Đối với Nicht: Quán từ này thường được sử dụng phổ biến ở hầu hết các trường hợp. Nguyên tắc đặt nicht cũng rất là đơn giản là bạn chỉ cần đặt Nicht tại trước thứ mà nó sẽ phủ định. Ngoài ra đối với một câu có đầy đủ giới từ, tính từ, danh từđộng từ thì vị trí của quán từ phủ định Nicht phụ thuộc vào điểm bạn muốn nhấn mạnh tính phủ định.

Đối với Kein: Quán từ này được sử dụng trong một số trường hợp đặt biệt và trái ngược với Nicht. Quán từ Kein chỉ được sử dụng với các danh từ có quán từ không xác định đi kèm, danh từ không có quán từ đi kèm và danh từ ở dạng số nhiều. Vị trí của quán từ này là đứng trước danh từ.

Trật tự trong câu nghi vấn tiếng Đức: Có 2 loại câu nghi vấn là: W-FragenJa/Nein-Fragen

Đối với loại câu hỏi W-Fragen cũng tương tự như loại câu hỏi WH-Question. Khi bạn muốn đặt một câu hỏi dạng W-Fragen thì bạn chỉ cần đặt các từ để hỏi lên vị trí đầu câu. 

Đối với loại câu hỏi Ja/Nein-Fragen cũng tương tự như loại câu hỏi Yes/No-Question. Bạn sử dụng động từ chính đặt ở vị trí đầu câu và các thành phần còn lại trong câu được giữ nguyên vị trí.

Trật tự từ trong câu mệnh lệnh: Các câu mệnh lệnh chỉ được áp dụng với 3 ngôi là: ngôi thứ 2, ngôi thứ 2 số nhiều, ngôi thứ 2 số ít số nhiều nhưng lịch sự và trang trọng hơn. Trong cấu trúc câu của loại câu mệnh lệnh thì vị ngữ sẽ được đứng ở vị trí đầu câu.

Trật tự trong các câu có 2 mệnh đề: Mệnh đề phụ có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính. Trong một câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ thì động từ thường được đứng ở vị trí cuối câu. Thường có các đại từ quan hệ và từ nối để nối giữa hai mệnh đề chính và phụ.

Mẹo ghi nhớ cách sắp xếp trật tự trong câu tiếng Đức

Ảnh hưởng của liên từ: Trong ngữ pháp tiếng Đức thì liên từ được chia thành 2 loại. Có loại liên từ có thể ảnh hưởng và thay đổi trật tự câu hoặc loại liên từ không ảnh hưởng. Các nhóm liên từ thay đổi trật tự câu là các nhóm liên từ mở đầu một câu phụ và động từ sẽ được chuyển vị trí xuống cuối câu.

Vị trí của động từ: Việc đặt vị trí động từ ở cuối câu khiến cho bạn cảm thấy lạ lùng khó hiểu. Khi trong câu có sự xuất hiện của modal verb thì bạn sẽ phải chuyển vị trí động từ chính xuống cuối câu và để ở nguyên dạng. Và với một câu mà trạng ngữ ở vị trí đầu thì động từ sẽ được đứng ở vị trí số 2.

Đây là toàn bộ những kiến thức và một số mẹo về trật tự trong câu tiếng Đức. Những kiến thức này sẽ giúp cho các bạn hiểu và nắm vững được những ý chính và cấu trúc ngữ pháp trong câu một cách cơ bản và đúng chuẩn nhất.

Chúc các bạn thàng công trên con đường học tiếng Đức !!!

 

Thành Lộc- ©HOCTIENGDUC.DE

 

 


HOCTIENGDUC.DE

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức