Truyện cổ tích song ngữ Đức- Việt “Sự tích Âu Cơ” sẽ giúp bạn tăng khả năng viết và biểu đạt cách nói, cách viết trong tiếng Đức nhé :)
Die Sage vom “Bündel der hundert Eier” und dem Ursprung der Vietnamesen
Nach einigen alten Schriften begann die Entstehungsgeschichte Vietnams mit der Hồng Bàng-Dynastie (etwa 3000 Jahre v.Chr.) – das war die Periode des Herrschers Kinh Dương Vương, der sein Reich Xích Quỷ nannte. Xích Quỷ war das große chinesische Gebiet im Süden, das sich bis zum heutigen Roten Fluss und Mã Fluss Vietnams erstreckte.
Xích Quỷ bedeutet “Dämonen im roten Gewand” – eine Andeutung auf die Trachten des dortigen Volkes, dessen Körper größtenteils tätowiert waren, deshalb bezeichneten die alten Han-Chinesen diese Menschen “Dämonen”. Später nannte das Volk sich selbst “Việt”.
Der Legende nach war Kinh Dương Vương, bürgerlicher Name Lộc Tục, der Ahnherr, der alle altertümlichen Việt-Stämme zu einem Volk vereinigte und ein neues Herrscher-Dynastie namens Hùng begründete. Somit wurde Kinh Dương Vương der erste Hùng-König.
Bevor sein Sohn Lạc Long Quân – bürgerlicher Name Sùng Lãm – der zweite Hùng-König wurde, unternahm er mehrere Heldenreisen, bei denen er diverse Dämonen tötete und sein Volk rettete. Eines Tages traf er auf die wunderschöne Prinzessin Âu Cơ, Tochter des Herrschers Đế Lai – dem 7. König des Shennong-Stammes in der antiken chinesischen Mythologie. Sie verliebten sich sogleich und wurden Mann und Frau.
Der Überlieferung nach gebar Âu Cơ ein großes Bündel, aus dem hundert Eier schlüpften, und jedes Ei brachte einen Jungen hervor. Da die zwei Elemente Wasser (vom Drachenkönig Lạc Long Quân) und Erde (von der Erdenmutter Âu Cơ) jedoch nicht für immer und ewig miteinander harmonieren, mussten sie sich trennen. Lạc Long Quân nahm 50 Kinder mit ans Meer und Âu Cơ ging mit 50 anderen in die Berge.
Sie herrschten von nun an zusammen über das ganze Land. Das waren die Urahnen der Bách Việt – sogenannten “Hundert Việt-Völker”.
Für die Vietnamesen gilt Âu Cơ als Urmutter aller Việt-Völker.
Sie war sowohl eine wunderschöne Prinzessin, die auf den Bergen lebte, als auch eine barmherzige, gute Fee, die überall hinging und den Menschen aus der Not half oder sie heilte.
Die Legende erzählte, dass Mutter Âu Cơ ihr Volk den Reisanbau, die Seidenraupenzucht (darunter auch das Anpflanzen von Maulbeerbäumen), auch das Weben, den Brückenbau und das Brunnengraben lehrte. Sie und ihre 50 Nachkommen gingen nach Phong Châu, der älteste Sohn wurde König, nannte sich selbst Hùng Vương und sein Land Văn Lang.
Der Tempel der Mutter Âu Cơ wurde in der Periode der Späteren Lê-Dysnatie (1428 – 1788) errichtet. Er befindet sich im Dorf Hiền Lương, im äußersten Gebiet vom nordwestlichen Vietnam, und gehörte zur Provinz Phú Thọ (80 km von der Stadt Việt Trì entfernt).
Diese Geschichte voller Zauber und magischen Kräfte ist nicht nur eine schöne Erklärung über unseren Ursprung und über unsere legendären Ahnen, die aus Drachen und Feen stammen sollten.
Durch sie lernen wir auch unsere heilige Urmutter kennen und durch sie wissen wir nun, dass wir Brüder und Schwester sind, egal wo wir wohnen, da wir ja aus “einem einzigen Eierbündel” geschlüpft sind. Die Legende handelt auch von der Harmonie zwischen Menschen und Natur – der großartigen Mutter Natur, die wir für immer verehren und beschützen sollten.
SỰ TÍCH “BỌC TRĂM TRỨNG” VÀ NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT
Theo một số sách cổ, lịch sử hình thành đất nước Việt Nam bắt đầu từ thời Hồng Bàng (khoảng 3000 năm trước Công Nguyên) dưới triều đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ – một vùng đất rộng lớn nằm ở phía Nam Trung Quốc, kéo dài đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam hiện nay.
Xích Quỷ có nghĩa là “Quỷ mặc áo đỏ”, ám chỉ trang phục của người Xích Quỷ có màu đỏ, trên người có nhiều hình xăm nên người Hán gọi là quỷ. Về sau, người Xích Quỷ gọi mình là Việt. Truyền thuyết cho rằng, Kinh Dương Vương, tên húy là Lộc Tục, là thủy tổ thống nhất các tộc người Việt cổ đại và lập một triều đại mới, tức là vương triều Hùng thứ nhất.
Trước khi Lạc Long Quân – tên húy là Sùng Lãm, con trai của Kinh Dương Vương và Long mẫu Thần Long – nối nghiệp cha, chàng đã lên đường đi tiêu diệt yêu tinh cứu dân. Chàng gặp Âu Cơ là công chúa, con gái của Đế Lai – vị vua thứ 7 của Thần Nông thị trong lịch sử Trung Quốc, thấy nàng xinh đẹp nên đem lòng yêu mến và hai người kết duyên vợ chồng.
Truyền thuyết kể rằng, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra 100 người con. Sau đó vì thủy thổ tương khắc nên Lạc Long Quân và Âu Cơ phải chia 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ về núi và cùng nhau cai quản các vùng. Đây chính là tổ tiên của người Bách Việt.
Đối với người Việt Nam, Âu Cơ chính là tổ mẫu. Bà vừa là một công chúa xinh đẹp sống ở trên những ngọn núi cao, vừa là một nàng tiên tốt bụng đi khắp bốn phương để giúp đỡ và chữa trị cho những người đang lâm bệnh và gặp khó khăn.
Mẫu Âu Cơ dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, bắc cầu qua khe suối, đào giếng Loan, giếng Phượng lấy nước sạch ăn uống. 50 người con theo mẹ đi đến ở Phong Châu, người anh cả trở thành vua Hùng Vương của nước Văn Lang.
Đền Mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ, được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, ở vị trí tận cùng Tây Bắc, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80 cây số.
Câu chuyện không những cho chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc tổ tiên với dòng giống Tiên Rồng, hiểu thêm về Quốc mẫu, để người dân nước Việt dù ở đâu cũng là anh em, cũng bắt đầu từ một bọc trứng, từ một người mẹ vĩ đại Âu Cơ. Câu chuyện còn nói về sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên – bà mẹ thiên nhiên vĩ đại – mà chúng ta cần tôn thờ, gìn giữ.
Nguồn: CLB Học tiếng Đức Hà Nội
Hẹn gặp lại bạn trong bài học tiếp theo của HỌC TIẾNG ĐỨC - Từ Nước Đức!
Chúc bạn học tốt!