Một từ trong tiếng Đức có thể được ghép từ rất nhiều loại từ khác nhau nhưng chủ yếu là ghép từ hai hoặc nhiều danh từ lại với nhau. Có hai quy tắc quan trọng chúng ta cần nhớ đối với loại từ vựng ghép từ danh từ.
Nhờ vào việc ghép từ mà tiếng Đức sở hữu những từ vựng siêu dài, đến mức bạn sẽ “hoang mang” không biết đọc thế nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần phải nắm rõ cách chúng được cấu tạo nên.
Một từ trong tiếng Đức có thể được ghép từ rất nhiều loại từ khác nhau (tính từ + danh từ, tính từ + động từ, giới từ + danh từ …) nhưng chủ yếu là ghép từ hai hoặc nhiều danh từ lại với nhau. Có hai quy tắc quan trọng chúng ta cần nhớ đối với loại từ vựng ghép từ danh từ.
Quy tắc 1: Giống của từ đứng cuối chính là giống của danh từ ghép
Danh từ nằm ở cuối cùng trong một từ ghép luôn là danh từ quan trọng nhất vì giống của danh từ này cũng chính là giống của cả toàn bộ từ ghép. Ngoài ra, ý nghĩa của danh từ nằm ở cuối cùng này cũng chính là ý nghĩa bản lề của cả từ ghép.
Ví dụ:
- das Taxi + der Fahrer (người lái xe) = der Taxifahrer (tài xế taxi)
- der Kaffee (cà phê) + die Kanne (bình đựng nước) = die Kaffeekanne (bình caffee)
- Tischnachbar = der Tisch (cái bàn) + der Nachbar, trong đó danh từ “der Nachbar – người hàng xóm” đứng cuối nên từ ghép Tischnachbar cũng phải mang giống đực “der” và “der Tischnachbar” sẽ mang ý nghĩa là: Người ngồi cùng bàn.
- Nachbartisch = der Nachbar (người hàng xóm) + der Tisch, trong đó danh từ “der Tisch – cái bàn” nằm cuối cùng nên từ ghép Nachbartisch cũng phải mang giống đực “der” và “der Nachbartisch” sẽ mang ý nghĩa là: Cái bàn kế bên cái bàn mình đang ngồi.
Quy tắc 2:
Thỉnh thoảng bạn cần thêm một từ vào tận cùng của danh từ đầu tiên khi thành lập danh từ ghép
Giữa các danh từ trong một từ ghép đôi khi sẽ cần thêm một ký tự nối. Đó có thể là ký tự -s, -er, -n …
– Khi danh từ đầu tiên tận cùng là -e thì thêm -n. die Blume + das Geschäft = das Blumengeschäft (cửa hàng hoa) die Woche + das Ende = das Wochenende (cuối tuần)
– Giữa 2 danh từ, nếu danh từ phía trước mang các đuôi -eit, -ion, -tät, -ling, -schaft, -tum, -ung thì chúng ta cần thêm ký tự nối -s giữa 2 danh từ đó. Các ví dụ cụ thể bạn có thể xem bảng phía dưới nhé:
-heitdas Gesundheitszeugnis-keitdas Einsamkeitsgefühl-iondie Diskussionsthemen-tätdas Qualitätsmanagement-lingdas Lieblingsessen-schaftder Freundschaftstest-tumdie Präteritumsform-ungder Entschuldigungsbrief
Quy tắc 3:
Một vài danh từ được thành lập bằng cách thêm một từ khác vào cuối danh từ. Từ này được gọi là tiếp vị ngữ (hậu tố)
– Ví dụ: Tiếp vị ngữ -ei thường được dùng với danh từ giống cái chỉ nơi chốn der Bäcker (thợ làm bánh) = die Bäckerei (tiệm bánh) der Metzger (người bán thịt) = die Metzgerei (cửa hành thịt) der Konditor (thợ làm bánh) = die Konditorei (tiệm bánh ngọt)
Quy tắc 4:
Một vài từ được thành lập bằng cách thêm một từ khác vào trước nó. Từ này được gọi là tiếp đầu ngữ (tiền tố)
Ví dụ: Tiếp đầu ngữ Haupt (chính, chủ yếu) der Bahnhof = der Hauptbahnhof (nhà ga chính) die Stadt = die Hauptstadt (thủ đô) die Post = die Hauptpost (bưu điện chính)
Ví dụ:
- der Arbeitsplatz
- das Bilderbuch
- die Straßenbahn
Hẹn gặp lại bạn trong bài học tiếp theo của HỌC TIẾNG ĐỨC - Từ Nước Đức!
Chúc bạn học tốt!