Bài viết B1 tiếng Đức gồm có 3 phần với tổng thời gian là 60 phút.

Luyện tập hàng ngày giúp bạn nâng cao khả năng và kiến thức của mình. Tuy nhiên, việc luyện tập không là chưa đủ, mà chúng ta phải có phương pháp đúng đắn. Sau đây là cách làm bài viết B1 tiếng Đức theo kinh nghiệm của mình.

934 1 Phai Xac Nhan Thoi Gian Dong Bao Hiem That Nghiep Tren So Bhxh

Các tiêu chí chấm điểm gồm có:

  • Tiêu chí hoàn thiện: các yêu cầu và ý chính mà đề bài yêu cầu phải được bạn đưa ra trong bài viết. Bài văn phải đủ số từ theo đề bài yêu cầu và dùng đúng ngôi (Sie hay du).
  • Tính liên kết: bài văn phải có tính mạch lạc và chặt chẽ. Các ý văn phải có sự dẫn dắt và mang tính logic.
  • Từ vựng: các từ vựng được dùng trong bài viết phải là tiếng Đức, phù hợp với ngữ cảnh, không sử dụng những từ lóng…
  • Tiêu chí ngữ pháp: các bạn phải sử dụng đúng các cấu trúc ngữ pháp và viết đúng chính tả.

Teil 1: Chiếm 40% số điểm.

Bạn phải viết thư thân mật cho bạn bè (ngôidu) theo tình huống được cho sẵn trong đề. Yêu cầu thường gồm các phần chính sau:

  • Mô tả tình huống
  • Nêu lý do
  • Nêu gợi ý

Đối với phần này, bạn phải viết thư có đầy đủ các phần (chào hỏi, kí tên…). Lá thư có thể chia thành các đoạn dựa theo ý và thứ tự của đề bài cho.

Để viết tốt bài thi này, ngoài vốn từ vựng cần thiết. Bạn hãy học các mẫu câu thường dùng (Redemittel) để tăng điểm cho bài viết. Việc sử dụng các liên từ (Konjunktion) cũng rất cần thiết.

Ví dụ: Ich kann nicht mit dir reisen. Ich möchte dir nach deinem Urlaub treffen.

Có thể viết thành: Es tut mir leid, dass ich nicht mit dir reisen kann. Deshalb möchte ich vorschlagen, dass wir uns nach deinem Urlaub treffen.

Teil 2: Chiếm 40% số điểm.

Bạn phải viết một đoạn văn đưa ra ý kiến cá nhân về một chủ đề nào đó, thông thường là một bài viết hay một lời bình luận trên internet.

Gồm các phần chính sau:

  • Nêu ý kiến về lời bình luận
  • Đưa ra ý kiến của bản thân (có dẫn chững và lập luận)
  • Chốt lại ý kiến
  • Kết luận

Đây là dạng văn đưa ra ý kiến của bản thân. Vì vậy, bạn phải diễn đạt một cách rõ ràng luận điểm của mình. Không được lạc đề hay lấp lửng. Và ngoài việc nêu ý kiến, bạn phải giải thích ý kiến của mình.

Các cấu trúc thường dùng:

  • Redemittel: Meinung äußern. – Cấu trúc câu nêu ý nghĩ
  • Redemittel: Gründe nennen – giải thích lý do

Ví dụ: ich glaube, dass Kinder in der Schule Fremdsprache lernen sollten, weil junge Kinder Fremdsprache besser als Erwachsener lernen können.

Có thể viết là: Meiner Meinung nach sollten Kinder in der Schule Fremdsprache lernen. Der Grund dafür ist, dass junge Kinder Fremdsprache besser als Erwachsene lernen können.

Teil 3: Chiếm 20% số điểm.

Viết một lá thư trang trọng (ngôi Sie) với các ý chính sau:

  • Xin lỗi vì không đúng hẹn
  • Nêu lý do
  • Đặt lịch hẹn mới

Với phần này, bạn hãy cố gằng viết đầy đủ các ý một cách liên kết với nhau.

Hãy sử dụng mẫu câu nêu lý do như mình đã nói ở Teil 2. Khi đề xuất lịch hẹn mới, hãy xem các mẫu câu Vorschlagen.

Khánh Linh- ©HOCTIENGDUC.DE

 


HOCTIENGDUC.DE

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức