Một sai lầm rất dễ mắc phải của người mới học tiếng Đức là chỉ chú trọng học danh từ để sử dụng hàng ngày mà không để ý đến văn phạm. Động từ trong tiếng Ðức tuy chỉ chiếm khoảng 25% tổng số từ ngữ nhưng lại rất quan trọng.

Bởi vì ngữ pháp tiếng Ðức hoàn toàn bị “trói buộc” vào động từ. Cho dù bạn biết nhiều danh từ mà không hiểu cấu trúc của động từ thì người ta vẫn hiểu sai ý nghĩa của câu nói.

Qua động từ trong câu mà người ta biết được quan hệ „Ai làm gì ai?“ (Subjekt, Objekt, chủ ngữ, vị ngữ) trong câu, bao nhiêu người làm? (Singular, Plural, số ít, số nhiều) và làm vào thời gian nào? (Präsens, Präteritum, Futur, hiện tại, quá khứ, tương lai), đã làm xong chưa hay vẫn đang diễn ra? (Präsens, Perfekt, hiện tại, hoàn chỉnh). Thêm nữa cũng qua động từ mà người ta biết được điều đó thực sự xảy ra (Indikativ, thực thể) hay chỉ là ví dụ (Konjunktiv, giả thể, giả định) và sự việc đó là chủ động hay bị động (Aktiv, Passiv).

1 Phan Loai Dong Tu Das Verb

Động từ trong tiếng Đức có những tên gọi khác nhau như: Zeitwörter, Tunwörter, Tätigkeitswort…

Tóm tắt

Qua động từ trong câu chúng ta nhận biết được những thông số như sau:

  • Chủ ngữ, vị ngữ: Subjekt, Prädikat
  • Số ít, số nhiều: Singular, Plural
  • Thì: Präsens, Perfekt, Präteritum, Plusquamperfekt, Futur I, Futur II
  • Cách diễn tả: Indikativ, Konjunktiv, Imperativ
  • Hành xử cách: Aktiv, Passiv

Động từ trong tiếng Ðức rất khó nhận ra vì nó bị biến đổi dưới rất nhiều dạng khác nhau. Sau này chúng ta sẽ làm quen dần dần với những sự biến dạng đó. Ở dạng nguyên thể (Infinitiv) thì động từ rất dễ nhận dạng vì bao giờ nó cũng có đuôi –en hoặc –n.

Ví dụ :

  • arbeiten (làm việc), malen (vẽ), bauen (xây dựng, lắp ráp), sprechen (nói)…
  • wandern (đi dạo, dịch chuyển), ändern (thay khác), plaudern (chuyện phiếm)…
  • behandeln (xử lí), wandeln (biến hóa), handeln (hành động)…

Rất may là động từ tiếng Ðức phần lớn có đuôi –en, vì thế trước hết chúng ta chỉ tập trung vào dạng động từ này. Bất cứ động từ nào cũng được cấu trúc như nhau gồm:

  • Phần đầu (Präfix) + Gốc của động từ (Verbstamm) + Đuôi động từ (Endung)
  • Phần đầu của động từ (Präfix): Không phải động từ nào cũng có phần đầu (Präfix).

Một số Präfix có thể tách ra được khỏi gốc động từ như: ausmalen, anmachen:

  • Er malt die Blume aus.
  • Er hat mich angemacht.

Một số khác không thể tách ra được như những động từ có phần đầu là: ver, er, be…Trong quá trình sử dụng tiếng Đức sau này người ta có thể dễ dàng hiểu và sử dụng được. Vì thế trước mắt chúng ta chỉ nên tập trung vào những động từ không có phần đầu (Präfix).

Người ta đã tìm cách chia loại động từ làm nhiều kiểu, nhiều loại khác nhau rất phức tạp. Càng nhiều thì càng rối loạn. Thực tế ngôn ngữ thường có tính tương đối, không chính xác như toán học hay khoa học. Trước mắt, chúng ta chỉ nên chia động từ làm 3 loại:

  1. Trợ động từ (Hilfsverben): Chỉ gồm có 3 động từ là: haben (có), sein (là) và werden (trở nên).
  2. Động từ kiểu và cách (Modalverben): Đây là 6 động từ: können (có thể), wollen (muốn), müssen (cần phải), sollen (nên), dürfen (được phép) và mögen (thích).
  3. Động từ chính (Vollverben): Là tất cả những động từ còn lại.

Trợ động từ(Hilfsverben)

Là 3 động từ sau: haben (có), sein (là), werden (trở nên). Đây là 3 động từ rất quan trọng trong tiếng Đức. Mặc dù chỉ có 3 động từ nhưng chúng biến đổi rất phức tạp, đặc biệt là „sein“.

Sở dĩ chúng có tên là „trợ động từ“ bởi chúng có chức năng trợ giúp các động từ chính (Vollverben) để lập nên thể hoàn chỉnh (Perfekt) và thể tương lai (Futur I, Futur II). Nhưng không phải lúc nào chúng cũng „trợ“ mà rất nhiều khi chúng lại tự lập như một động từ chính.

  • Eva ist schön.
  • Ich habe kein Geld.
  • Andreas wird Arzt.

Dưới đây là bảng chia của 3 trợ động từ này. Như đã nói ở trên, vì chúng rất quan trọng nên bắt buộc phải học thuộc lòng.

1. Konjugation des Hilfverbs „haben“

Person (cá thể)Präsens (thì hiện tại)Präteritum (thì quá khứ)ich habe hatte du hast hattester, sie, es hat hattewir haben hattenihr habt hattetsie haben hatten

Partizip I: habend

Partizip II: gehabt

Imperativ: Singular (für “du“): habe!

Plural (für „ihr“): habt!

2 Phan Loai Dong Tu Das Verb

2. Konjugation des Hilfverbs „sein“

Person (cá thể)Präsens (thì hiện tại)Präteritum (thì quá khứ)ich bin war du bist warster, sie, es ist warwir sind warenihr seid wartsie sind waren

Partizip I: seiend

Partizip II: gewesen

Imperativ: Singular (für “du“): sei!

Plural (für „ihr“): seid!

* Chú ý: Mệnh lệnh thức chỉ sử dụng với người đối thoại (ngôi thứ hai, II. Person). Rất đơn giản là do không thể ra lệnh cho người vắng mặt được. Ngôi lịch sự (Sie) trong tiếng Đức cũng thuộc về ngôi thứ hai, khi ra lệnh người ta dùng nguyên thể.

  • Haben Sie Geduld!
  •  Kommen Sie!

3. Konjugation des Hilfverbs „werden“

Person (cá thể)Präsens (thì hiện tại)Präteritum (thì quá khứ)ich werde wurdedu wirst wurdester, sie, es wird wurdewir werden wurdenihr werdet wurdet sie werden wurden

Partizip I: werdend

Partizip II: „geworden“ für Vollverb; „worden“ für Hilfverb

Imperativ: Singular (für “du“): werde!

Plural (für „ihr“): werdet!

Lưu ý:

Không phải lúc nào chúng cũng là „trợ“ mà rất nhiều khi chúng lại tự lập như một động từ chính.

Er ist untersucht worden. // Hilfsverb-Partizip II = worden

(Anh ta đã được khám nghiệm.)

Er ist krank geworden. // Vollverb-Partizip II = geworden

(Anh ta bị ốm.)

Trong 3 trợ động từ chỉ có „werden“ là có 2 dạng (lưỡng thể) trong Động tính từ II. Nếu chúng ta quan sát kỹ sẽ thấy ở câu đầu tiên (Er ist untersucht worden.) thì „untersucht“ (xuất xứ từ „untersuchen = khám bệnh) là một động từ chính (Vollverb) nên trong câu này „werden“ đã đóng vai trò trợ động từ và có động tính từ II =worden. Trong câu thứ hai (Er ist krank geworden.) không có động từ chính mà chỉ có „ist“ (xuất sứ từ„sein“) nên „werden“ đóng vai trò động từ chính và có động tính từ II = geworden.

Động từ kiểu và cách (Modalverben )

(Động từ chỉ tình thái và cách thức). Modal: có xuất xứ từ chữ Latinh „Modus“ = Kiểu và cách.

Đây là 6 động từ: können (có thể), wollen (muốn), müssen (cần phải), sollen (nên), dürfen (được phép) và mögen (thích).

Modalverben không thể đứng một mình trong câu (không thể tự lập) mà nó chỉ có thể đứng cùng với các động từ khác trong câu để biến đổi kiểu và cách của các động từ khác (modifizieren).

Ví dụ: động từ „gehen = đi“

  • Ich möchte gehen. // Tôi „muốn“ đi.
  • Er soll gehen. // Anh ta „nên“ đi.
  • Wir müssen gehen. // Chúng ta „phải“ đi.

Chú ý: Modalverben rất thường được sử dụng trong tiếng Đức. Nhưng khi sử dụng „wollen“ và „mögen“ thì nên thận trọng. Để tránh hiểu lầm thì nên sử dụng „wollen“ một cách cẩn thận.

„wollen” là mong muốn mãnh liệt:

  • Ich will dich haben. // Anh muốn (có) em.
  • Ich will dich vernichten. // Tôi muốn tiêu diệt anh.

„mögen” nhẹ hơn nhiều. Trong cuộc sống hàng ngày người ta hay dùng lối nói giả định (Konjunktiv) để thể hiện sự lịch sự.

Ich möchte jetzt gehen. // Bây giờ tôi muốn (nếu có thể) đi.

Để làm rõ ràng sự khác biệt giữa Modalverben và Vollverben chúng ta sẽ xem xét một ví dụ sau:

Ich lese Zeitung.

Trong câu này thì „Ich“ là đại từ nhân xưng, cũng là chủ ngữ trong câu (Subjekt); „lese“ xuất xứ từ động từ chính „lesen“, đã được chia cho ngôi „ich“, được gọi là vị ngữ (Prädikat); „Zeitung“ là thành phần bổ nghĩa trong câu. Vì „lesen“ là Vollverb nên ở đây không cần đến một động từ nào nữa. Thậm chí có thể bỏ cả thành phần bổ nghĩa đi.

Was machst du gerade? Ich lese.

Modalverben thì không được như vậy. Nếu chúng ta nói: Ich soll… (Tôi cần phải…) thì không có nghĩa gì cả. Ngay cả khi chúng ta cho thêm một thành phần bổ nghĩa vào: Ich soll die Zeitung…thì vẫn không ai hiểu được ý nghĩa của nó. Chỉ khi nào chúng ta cho thêm một động từ chính vào trong câu thì câu nói mới hoàn hảo: Ich soll die Zeitung lesen.

Thực ra điều này rất dễ hiểu, nhưng trong cuộc sống hàng ngày nhiều khi người Đức lại sử dụng khác đi so với lý thuyết. Một khi tình huống đã rõ ràng thì người ta tiết kiệm lời.

  • Ich möchte 500 g Hackfleisch. (kaufen, nehmen)
  • Ich will nach Hause. (gehen, fahren…)
  • Möchten Sie ein Bier? (haben, trinken)

Modalverben cũng được chia khác những động từ khác.

Vollverben (động từ chính)

Là tất cả những động từ còn lại trong tiếng Đức. Những động từ này có khả năng đứng một mình trong câu.

Er schreibt einen Brief.  // Ở đây chỉ có một động từ duy nhất „schreiben”.

* Đây là điểm khác biệt chính giữa Vollverben và Modalverben.

Động từ chính bắt buộc thành phần bổ ngữ trong câu (Objekt) sẽ phải nằm trong cách nào (Akkusativ, Dativ, Genitiv). Quyền bắt buộc này được gọi là Valenz (Giá trị) của động từ hoặc Mächtigkeit des Verbs (= Quyền của động từ).

  • Er schlägt mich.   // Động từ „schlagen“ đòi hỏi Akkusativ-Objekt
  • Er schenkt mir eine Rose.  // Động từ „schenken“ đòi hỏi Dativ-Objekt
  • Wir gedenken den Toten.  // Động từ „gedenken“ đòi hỏi Genitiv-Objekt

Trong từ điển tiếng Đức những động từ đòi hỏi cách bốn (Akkusativ) được ghi một chữ „vt“ (= Verb-Transitiv) nhỏ bên cạnh. Đây là những động từ có khả năng chuyển đổi cách hành xử trong câu từ chủ động(Aktiv) sang bị động (Passiv). Aktiv và Passiv chúng ta sẽ bàn cụ thể ở phần sau.

Những động từ đòi hỏi cách ba (Dativ) được gọi là Intransitiv-Verben (= Động từ không có khả năng chuyển đổi). Trong từ điển nó được đánh dấu bằng chữ „vi“ (=Verb-Intransitiv).

Lưu ý: Khi học một động từ mới cũng học luôn giá trị (Valenz = Wertigkeit) của động từ đó. Thêm nữa trong thể chủ động (Aktiv) thì người ta có thể sử dụng mọi động từ, nhưng không phải động từ nào cũng có thể sử dụng được trong thể bị động (Passiv).

 


HOCTIENGDUC.DE

Chương trình hội nhập Cuộc sống ở Đức